Thực Phẩm Tứ Phương
Thứ Tư, 21/08/2024

Cách làm Giò Lụa Truyền Thống ngon chuẩn vị nhà làm

Trong mâm cỗ của người Việt, ngoài những đĩa xôi hay gà luộc, thì giò lụa truyền thống (hay còn gọi là chả lụa) là món ăn luôn cần phải có. Điều đó đã cho thấy rõ tầm quan trọng của giò lụa trong đời sống văn hóa nói chung cũng như nền ẩm thực Việt nói riêng. Vậy nhưng, không phải ai cũng hiểu và biết được cách làm giò lụa truyền thống sao cho ngon và đúng chuẩn. Vì thế, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá quy trình làm giò lụa này trong bài viết này nhé.

Cách làm món giò lụa truyền thống không khó nhưng để tạo nên một món ăn ngon, đúng chuẩn hương vị, chúng ta cần chọn nguyên liệu tốt. Đầu tiên là phải chọn những miếng thịt lợn tươi ngon, được giã nhuyễn và sờ còn hơi ấm tay. Thịt nạc pha mỡ là sự lựa chọn tốt nhất, nó sẽ giúp tạo độ ngon và độ béo đặc trưng cho món giò lụa truyền thống.

Cách làm giò lụa truyền thống thơm ngon, hấp dẫn

Để có thể làm giò lụa truyền thống thành công ngay từ lần đầu, các bạn hãy tham khảo cách làm dưới đây của Tứ Phương nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để làm món giò lụa truyền thống, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau:

  • Thịt lợn: Chọn thịt lợn có phần nạc pha mỡ. Tốt nhất là tỷ lệ 8 phần nạc và 2 phần mỡ để tạo độ ngon và độ béo đặc trưng cho giò lụa. Thịt nên là thịt tươi mới, chưa rửa qua nước để đảm bảo hương vị tốt nhất.
  • Bột năng hoặc bột mì: Sử dụng một chút bột năng hoặc bột mì để tạo độ kết dính cho hỗn hợp thịt và gia vị.
  • Bột nở: Bột nở là một nguyên liệu quan trọng để giò lụa có độ phồng và ngon miệng hơn. Nhiều người khi làm giò lụa đã bỏ qua nguyên liệu này, khiến những khoanh giò không được phồng ngon và đẹp mắt.
  • Nước mắm ngon: Đây là gia vị đặc biệt tạo nên hương thơm và vị ngon cho món truyền thống này. Chúng ta nên chọn loại nước mắm chưng cất, không nên sử dụng nước mắm công nghiệp. Nước mắm có độ đạm cao, sánh mịn và thơm sẽ càng làm cho giò lụa thêm ngon.
  • Tiêu đen: Sử dụng tiêu đen thay vì tiêu trắng để giữ cho màu sắc và hương vị của giò lụa trở nên đặc trưng. 
  • Đường trắng và muối: Đường và muối là hai gia vị quan trọng để điều chỉnh hương vị và độ mặn ngon của giò lụa.

Ngoài ra, còn có một số loại gia vị khác được sử dụng để làm giò lụa truyền thống . Tuy nhiên, những gia vị đó chỉ để đáp ứng sở thích, khẩu vị cá nhân nên có cũng được không có cũng không làm mất đi vị ngon vốn có của giò. 

Cách làm giò lụa Truyền thống 

Nguyên liệu đã sẵn sàng, bắt tay ngay vào làm giò lụa truyền thống theo hướng dẫn của Tứ Phương Foods nhé

Bước 1: Sơ chế thịt

Rửa thịt lợn mà bạn đã chọn bằng nước sạch. Loại bỏ các phần bì, chỉ giữ lại nạc, mỡ và gân. Nhớ rằng mỡ và gân là nguyên liệu quan trọng giúp cho giò lụa có độ giòn và dai tự nhiên.

Để thịt ráo nước hoặc sử dụng khăn bông để thấm nước thừa. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình làm giò lụa.

Khi thịt khô ráo, bạn hãy thái nhỏ miếng thịt để dễ dàng ướp và xay. 

Bước 2: Ướp thịt

Chuẩn bị hỗn hợp gia vị gồm nước mắm, hạt nêm, đường và hạt tiêu. Trộn đều các gia vị này với thịt và để gia vị ngấm vào từng miếng thịt trong khoảng thời gian 40-45 phút.

Bước 3: Xay thịt

Sau khi thịt đã ướp gia vị, lấy thịt ra và cho vào máy xay thịt. Trong quá trình xay, chúng ta không nên xay liên tục từ đầu đến cuối mà nên xay khoảng 1 phút rồi dừng lại để quấy đều thịt bằng đũa trước khi tiếp tục xay tiếp. Điều này sẽ giúp đảm bảo thịt được xay mịn và đều hơn.

Sau khi thịt đã mịn và nhuyễn, đặt thịt vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 1 tiếng để thịt được dẻo và dai hơn

Bước 4: Gói giò

Chuẩn bị lá chuối xanh, lau sạch với nước rồi để ráo. Bạn cũng có thể hơ lá chuối qua lửa để làm cho lá chuối thơm và dai hơn.

Cho lá chuối vào khuôn sắt hình trụ, đổ thịt đã xay vào khuôn. Sau đó nén chặt lại để giò được mịn sau khi luộc.

Bước 5: Luộc giò

Cho giò vào nồi luộc ngập nước khoảng 25-30 phút là giò chín. Khi giò đã chín, vớt ra, treo lên cao hoặc đặt vào rổ để ráo nước. Sau khoảng 1-2 tiếng, bạn có thể cắt chả thành miếng vừa ăn, bày ra đĩa và trang trí theo ý muốn. 

Khi thưởng thức có thể chấm giò với nước mắm hoặc tương ớt để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Giò lụa truyền thống là một trong những biểu tượng ẩm thực truyền thống của Việt Nam. Món ăn đậm chất văn hóa dân tộc với hương vị riêng biệt không lẫn với bất cứ món ăn nào. Hy vọng với những chia sẻ về cách làm giò lụa truyền thống mà Tứ Phương Food chia sẻ, các bạn có thể thành công ngay từ lần đầu và có thêm trải nghiệm mới về tinh hoa ẩm thực truyền thống của Việt Nam.

Nếu bạn không có thời gian và muốn thưởng thức giò lụa ngon hương vị chuẩn, hãy tìm đến cửa hàng Thực Phẩm Tứ Phương, một địa điểm đáng tin cậy để thỏa mãn vị giác của bạn.

Mua ngay tại đây: https://thucphamtuphuong.com/gio-lua-truyen-thong-cao-cap

Tin liên quan

Thứ Tư, 21/08/2024

Cách làm Giò Lụa Truyền Thống ngon chuẩn vị nhà làm

Trong mâm cỗ của người Việt, ngoài những đĩa xôi hay gà luộc, thì giò lụa truyền thống (hay còn gọi là chả lụa) là món ăn luôn cần phải có. Điều đó đã cho thấy rõ tầm quan trọng...

Thứ Hai, 12/08/2024

Cách bảo quản giò lụa truyền thống đúng cách.

Giò lụa truyền thống thường được làm từ thịt lợn nạc, ngoài ra còn có thịt mỡ, nước mắm, tiêu và các gia vị khác. Vì thế nên giò thường không để lâu ngày được. Thông thường giò chả chỉ để...

Thứ Tư, 07/08/2024

Giò Bê Tứ Phương đặc sản làm quà Xứ Nghê

Nếu bạn có dịp đến Nghệ An để du lịch, vui chơi, nghỉ dưỡng, bạn muốn mua một món quà dành tặng cho người thân, gia đình nhưng bạn không biết nên chọn sản phẩm gì làm quà thì bài...

Thứ Sáu, 26/07/2024

Giò Lụa Truyền Thống Tứ Phương – Nét Đẹp Tinh Hoa Ẩm Thực Việt

Giò Lụa Truyền Thống Tứ Phương – Tinh Hoa Ẩm Thực Việt Giò lụa là món ăn tiêu biểu trong văn hóa ẩm thực Việt, lấy tự nhiên làm gốc, vừa ngon vừa lành. Món ăn có hương vị đặc trưng...

Thứ Năm, 25/07/2024

Cách làm giò bê đúng chất Nghệ An

Nghệ An được biết đến là vùng đất đầy nắng và gió. Cái nắng cùng với gió Lào làm cho thời tiết, khi hậu ở đây khắc nghiệt, chính vì vậy mà con người ở đây luôn biết cách thích...

Nhận bản tin khuyến mãi từ chúng tôi

Giỏ hàng